About Us

Ngày đăng: 19-06-2014

Print Friendly Version of this pagePrint Get a PDF version of this webpagePDF

Đào tạo nguồn nhân lực gắn với giải quyết việc làm là một trong những nhiệm vụ quan trọng, cấp bách mà Đảng, Nhà nước và toàn xã hội đặc biệt quan tâm. Đây là công tác có vai trò rất lớn trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế. Cùng với Y tế, Văn hoá, Thể thao, Môi trường …

Đào tạo nguồn nhân lực gắn với giải quyết việc làm là một trong những nhiệm vụ quan trọng, cấp bách mà Đảng, Nhà nước và toàn xã hội đặc biệt quan tâm. Đây là công tác có vai trò rất lớn trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế. Cùng với Y tế, Văn hoá, Thể thao, Môi trường … thì Giáo dục & Đào tạo là lĩnh vực đang được Chính phủ khuyến khích xã hội hoá. Bên cạnh đó, được sự quan tâm của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, các Sở ban ngành trên địa bàn tỉnh, ngày 15 tháng 4 năm 2009, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã có Quyết định số 781/QĐ – UBND cho phép thành lập Trường Trung cấp Âu Lạc – Huế (trên cơ sở Trường Trung cấp nghề tư thục Âu Lạc được cho phép thành lập theo Quyết định số 2142/QĐ – UBND ngày 21/9/2007 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế). Trường có chức năng nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội ở trình độ Trung cấp chuyên nghiệp và Trung cấp nghề.

Đ/c Ngô Hòa – Phó CT UBND tỉnh Thừa Thiên Huế
đánh trống khai giảng năm học 2008-2009

 Lễ khánh thành và khai giảng trường

Sau khi thành lập, HĐQT, BGH nhà trường đã không ngừng đầu tư, xây dựng được một đội ngũ giáo viên giảng dạy có chất lượng, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, chương trình, giáo trình đồng bộ và từng bước thực hiện có kết quả các phương hướng, nhiệm vụ được giao. Với quy mô đào tạo gồm 19 ngành nghề Học sinh của trường sau khi tốt nghiệp đã tìm được việc làm và được đánh giá có khả năng chuyên môn tốt, tất cả là nhờ sự nổ lực của đội ngũ CBCNV, giáo viên đang tham gia công tác giảng dạy tại trường.

Trường Trung cấp Âu Lạc – Huế toạ lạc ở cửa ngõ phía nam của thành phố tại 2 cơ sở:
– Cơ sở 1: Tại địa chỉ 146 – 150 An Dương Vương, phường An Cựu, thành phố Huế; trường nằm sát trên trục đường Quốc lộ 1A; mặt trước đối diện với bến xe phía Nam thành phố, mặt sau liền kề với làng đại học Huế, hai bên giáp với khu dân cư.
– Cơ sở 2: Tại Đường Tự Đức, Khu vực I, Phường Thủy Dương, Thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trường nằm ở vị trí trung tâm thành phố, xét về mặt địa lý, Trường Trung cấp Âu Lạc – Huế rất thuận lợi cho học sinh, sinh viên tham gia học tập, đào tạo tại trường cũng như tham gia các chương trình liên thông, liên kết lên các cấp học cao hơn trong hệ thống đào tạo nhân lực của tỉnh nhà.

Với tổng diện tích đất sử dụng dự kiến từ  22ha – 27 ha cho cả 2 cơ sở, nhà trường đã đầu tư xây dựng cơ sở vật chất tại Cơ sở 1 với tổng diện tích gần 25.130m2, tổng diện tích xây dựng là 17.165 m2 với từng vị trí cụ thể như sau:

* Vị trí 1: Trên khu đất 146 -150 An Dương Vương, Thành phố Huế với diện tích gần 25.130m2 (theo Quyết định giao đất số 1302/QĐ-UBND ngày 02 tháng 6 năm 2008 và Quyết định giao đất số 2173/QĐ-UBND, ngày 09 tháng 11 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế). Tại đây, nhà trường đã tiến hành xây dựng mới khối nhà Giảng đường, Hội trường, Căng tin và các khu thực hành, thực tập. Đi kèm là các công trình phụ trợ cổng, tường rào và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác cụ thể như:

1. Giảng đường

Hiện tại, Trường đang sử dụng khối giảng đường tại cơ sở 1 gồm 63 phòng học (trong đó có 6 phòng học lớn với sức chứa từ 150 chổ ngồi đến 600 chổ ngồi). Giai đoạn từ năm 2012 – năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 nhà trường triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng mở rộng tại 3 địa điểm tại cơ sở 1 (146-148-150 An Dương Vương, thành phố Huế) và cơ sở 2 (đường Tự Đức – khu vưc I, phường Thủy Dương, thị xã Hương Thủy, tỉnh TT Huế) theo quy hoạch.

2. Phòng thực hành, thực tập, thí nghiệm:
– Hiện tại, nhà trường có 03 phòng thực hành công nghệ thông tin phục vụ cho học sinh thực hành môn Tin học với 106 bộ máy vi tính có nối mạng Internet tốc độ cao; 01 phòng chuyên dùng giảng dạy cho môn Ngoại ngữ; 02 phòng thực hành Điều dưỡng – Tiền lâm sàng; 02 phòng thực hành Giải phẩu; 02 phòng Dược lý; 01 phòng thí nghiệm Vi sinh; 01 phòng thí nghiệm Ký sinh trùng; 01 phòng thực hành Chăm sóc bà mẹ & trẻ em; 01 phòng Y học cổ truyền; 02 phòng pha chế đông dược, thuốc nam; 01 phòng Hóa Dược, 01 phòng Hóa phân tích; 01 phòng Bào chế; 01 nhà thực hành bán thuốc; 01 vườn thí nghiệm cây thuốc nam; 05 phòng thực hành cho ngành Sư phạm mầm non; 02 phòng thực hành Điện dân dụng – Điện lạnh; 01 phòng thực hành Bếp và 01 nhà thực tập chuyên ngành Du lịch, Bếp.

– Trong giai đoạn từ năm 2012 – năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 nhà trường triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng mở rộng tại 3 địa điểm tại cơ sở 1 (146-148-150 An Dương Vương, thành phố Huế) và cơ sở 2 (đường Tự Đức – khu vưc I, phường Thủy Dương, thị xã Hương Thủy, tỉnh TT Huế) theo quy hoạch.

– Nhà trường đã đầu tư máy móc, trang thiết bị công cụ – dụng cụ phục vụ cho công tác giảng dạy thực hành tính đến tháng 12 năm 2011 là  5.672.254.400 VNĐ cho các phòng thực hành Điều dưỡng; Dược sỹ; Y sỹ đa khoa; Sư phạm mầm non; Du lịch (Bếp); Điện dân dụng – Điện lạnh; Công nghệ thông tin….. đáp ứng đầy đủ nhu cầu học tập của học sinh.

3. Thư viện
– Trường có 1 phòng thư viện với diện tích 150m2 và 01 phòng đọc cho 200 học sinh; Số đầu sách phục vụ cho học sinh cho tất cả các ngành là 10.000 đầu sách và 100 giáo trình. Trường có 01 phòng thư viện điện tử với 20 bộ máy vi tính được kết nối Internet phục vụ cho học sinh.
– Trường đã ký kết hợp đồng với thư viện tỉnh Thừa Thiên Huế về việc BCNV & Giáo viên học sinh – sinh viên đến đọc và  mượn sách tại thư viện.
– Dự kiến trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2015 nhà trường sẽ tiếp tục đầu tư, trang bị thêm số lượng đầu sách cũng như nâng cấp cơ sở vật chất để đáp ứng đúng tiêu chuẩn theo quy định.

4. Ký túc xá

– Hiện tại, nhà trường đã xây dựng, cải tạo khu Ký túc xá tại địa chỉ 150 An Dương Vương, thành phố Huế với 53 phòng với diện tích xây dựng 1341m2 đáp ứng hỗ trợ cho gần 210 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn đang theo học tại trường.
– Dự kiến trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2015 nhà trường sẽ tiếp tục cải tạo, nâng cấp khu ký túc xá tại cơ sở 1 để tạo điểu kiện cho các em học sinh – sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tham gia học tập tại trường.

5. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật khác:

– Hiện tại nhà trường đã đưa vào sử dụng nhà thi đấu đa năng, sân bóng đá mini, sân bóng chuyền ngoài trời để phục vụ cho cán bộ, nhân viên, giáo viên, học sinh tham gia luyện thập thể thao sau những buổi dạy và học căng thẳng.

6. Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển Trường Cao đẳng Âu Lạc – Huế:
a. Định hướng chung:
– Cuối năm 2012 đến đầu năm 2013 thành lập Trường Cao đẳng Âu Lạc – Huế trên cơ sở nâng cấp từ Trường Trung cấp Âu Lạc – Huế; Tăng cường hợp tác quốc tế đổi mới phương pháp giáo dục, tiến đến xây dựng một môi trường văn hóa, dạy và học hiện đại, mang đến cho học sinh – sinh viên một nền giáo dục tiên tiến và đào tạo được một đội ngũ nhân lực tài năng, cầu tiến đầy bản lĩnh để đóng góp vào sự nghiệp xây dựng đất nước Việt Nam thịnh vượng.

– Từ năm 2013 đến năm 2015: Đầu tư hoàn chỉnh cơ bản khu vực cơ sở 1 (146,148,150 An Dương Vương, Thành phố Huế); Trong đó ưu tiên mua lại khu đất 148 An Dương Vương theo định hướng quy hoạch đã được UBND tỉnh TT Huế phê duyệt. Đến năm 2020 hoàn chỉnh đồng bộ các hạng mục đầu tư theo quy hoạch. Từ năm 2013 xúc tiến đầu tư giai đoạn 1 – Cơ sở 2 tại đường Tự Đức, phường Thủy Dương, thị xã Hương Thủy, tỉnh TT Huế.

– Từ năm 2015 đến 2020: Tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh cơ sở 2 tại đường Tự Đức Khu vực I, phường Thuỷ Dương, TX Hương Thuỷ, tỉnh TT Huế (dự kiến từ 20- 25ha)

– Đầu tư mở rộng một số địa điểm phục vụ cho các cơ sở thực hành của học sinh – sinh viên.

b. Tiến độ thực hiện:
* Tại cơ sở 1: 146-148-150 An Dương Vương, Thành phố Huế
– Năm 2012:
+ Đầu tư cải tạo khối Giảng đường và phòng thí nghiệm tại 150 An Dương Vương phục vụ cho việc mở mã ngành mới và tăng cường cơ sở vật chất cho các ngành đang đào tạo.
+ Cải tạo nâng cấp khu ký túc xá cho học sinh – sinh viên.
– Năm 2013 đến năm 2015:
+ Mua lại khu đất 148 An Dương Vương theo quy hoạch
+ Đầu tư toà nhà Y – Dược
+ Nâng cấp toà nhà chính 146 An Dương Vương từ 3 tầng lên 5 tầng.
– Năm 2015 đến năm 2020:
+ Hoàn chỉnh cơ sở 1 theo quy hoạch
+ Đầu tư toà nhà trung tâm
+ Đầu tư bệnh viện thực hành (theo hướng liên doanh với các đối tác trong và ngoài nước)

* Cơ sở 2: Đường Tự Đức – Khu vực 1, phường Thuỷ Dương, Thị xã Hương Thuỷ, tỉnh TT Huế.
– Năm 2012: Khảo sát, lập quy hoạch, định giá đền bù giải phóng mặt bằng.
– Năm 2013 đến năm 2015:
+ Hoàn thành giải phòng mặt bằng.
+ Đầu tư hạ tầng
+ Đầu tư giai đoạn 1 khối giảng đường, phòng thí nghiệm, thực hành cho các ngành kinh tế, Du lịch, Kỹ thuật, Sư phạm.
+ Đầu tư các công trình phục vụ học tập, rèn luyện thể dục, thể thao: sân bóng đá, bóng rỗ, quần vợt, nhà tập…
+ Đầu tư giai đoạn 1 khu ký túc xá cho học sinh – sinh viên.
– Năm 2015 đến năm 2020:
+ Đầu tư giai đoạn 2 khối giảng đường, phòng thí nghiệm cho các ngành Kinh
tế, Kỹ thuật, Du lịch, Sư phạm.
+ Đầu tư giai đoạn 2 và hoàn chỉnh khu ký túc xá cho học sinh –  sinh viên.
+ Đầu tư Trường Mầm non thực hành.
+ Đầu tư nhà thực hành khoa Kinh tế, Du lịch.
+ Đầu tư nhà thực hành Khoa Kỹ thuật.
+ Đầu tư mở rộng một số địa điểm khác phục vụ thực hành cho học sinh – sinh viên

* Tổng nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2015 tầm nhìn đến năm 2020 để đáp ứng quy mô phát triển Trường Cao đẳng Âu Lạc – Huế: 320 tỷ VNĐ.

7. Chức năng và nhiệm vụ của trường hiện nay:

* Chức năng của Trường:
 Là một cơ sở giáo dục trực thuộc sự quản lý Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế, Trường Trung cấp Âu Lạc – Huế có chức năng đào tạo, bồi dưỡng các ngành, nghề thuộc lĩnh vực Y tế, Sư phạm, Công nghệ, Thương mại, Du lịch, Dịch vụ, Kỹ thuật…  kết hợp đa dạng hoá các ngành nghề đào tạo khác đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép ở trình độ trung cấp.

Nhiệm vụ của Trường:
a. Đào tạo hệ trung cấp nghề và trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và các tỉnh Miền trung Tây nguyên gồm các ngành sau:
Hệ trung cấp chuyên nghiệp:
+ Điều dưỡng,
+ Dược sỹ trung cấp,
+ Y sỹ đa khoa;
+ Sư phạm mầm non;
+ Trung cấp thú y;
+ Kế toán doanh nghiệp
+ Kỹ thuật Xét nghiệm đa khoa
Hệ trung cấp nghề:
+ Kế toán doanh nghiệp
+ Điện dân dụng
+ Vận hành sửa chữa thiết bị lạnh
+ Nghiệp vụ lễ tân
+ Kỹ thuật chế biến món ăn
+ Quản trị mạng máy tính
+ Lập trình máy tính
+ Văn thư hành chính
b. Căn cứ phương hướng, nhiệm vụ của ngành và nhu cầu cán bộ trung cấp trong khu vực xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và các kế hoạch, biện pháp trình Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế xét duyệt.
c. Căn cứ chỉ tiêu kế hoạch do các Sở, ban ngành có thẩm quyền giao, tổ chức thực hiện việc tuyển sinh, giảng dạy học tập, thi cử và cấp bằng tốt nghiệp, phân phối học sinh, theo dõi kết quả đào tạo sau khi học sinh tốt nghiệp ra trường, tập sự, công tác theo đúng quy chế của nhà nước.
d. Nghiên cứu xây dựng kế hoạch giáo dục, chương trình nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cho từng chuyên ngành theo các hình thực tập trung (dài hạn, ngắn hạn), và tổ chức thực hiện sau khi được Bộ xét duyệt. Nghiên cứu cải tiến mục tiêu đào tạo, kế hoạch giáo dục, nội dung và phương pháp đào tạo cho các chuyên ngành.
e. Phối hợp với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong tỉnh lập kế hoạch, xây dựng chương trình, giáo trình dạy nghề, tổ chức thực tập nghề nghiệp cho người lao động.
f. Hợp tác, liên kết với các tổ chức kinh tế, giáo dục, nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Liên kết với các bệnh viện, các trường mầm non, các cơ sở sản xuất kinh doanh, các khách sạn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế để tổ chức đưa học sinh đi thực tập, thực hành.
g. Tổ chức nghiên cứu khoa học có liên quan đến công tác giảng dạy và học tập trong cán bộ, học sinh của trường. Tăng cường hợp tác với các trường bạn, các cơ quan nghiên cứu khoa học, các đơn vị kinh doanh sản xuất trong và ngoài ngành và các đoàn thể nhằm bảo đảm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
h. Xây dựng và quản lý tốt đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh; quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản, cơ sở vật chất của trường theo đúng chính sách, chế độ của nhà nước.
i. Quan hệ chặt chẽ với chính quyền và nhân dân địa phương (nơi trường đóng), thực hiện tốt sự giúp đỡ lẫn nhau giữa nhà trường và địa phương, chấp hành đầy đủ các chính sách, thể lệ và pháp luật của Nhà nước.
k. Chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy chế của Nhà nước và của Bộ giáo dục và đào tạo đối với trường trung cấp chuyên nghiệp.

Ban lãnh đạo nhà trường đã xây dựng bộ máy Quản lý các Phòng, Khoa, Bộ môn theo đề án đã được thông qua, tổ chức tuyển dụng Giáo viên theo quy trình tuyển dụng Cán bộ công chức. Hiện nay, trường đã có một đội ngũ cán bộ Giảng dạy, đủ trình độ chuyên môn để tham gia giảng dạy các môn văn hóa và các môn chuyên ngành theo 09 mã ngành đào tạo hệ Trung cấp chuyên nghiệp và 10 mã ngành đào tạo hệ Trung cấp nghề. Ngoài ra, nhà trường đã tiến hành mời các giáo viên thỉnh giảng có nhiều kinh nghiệm đang giảng dạy tại các trường Đại học, Cao đẳng trong tỉnh và các tỉnh khác về tham gia giảng dạy tại trường.

Song song với các công việc trên, nhà trường tiếp tục đầu tư xây dựng chương trình, giáo trình các chuyên ngành, không ngừng phát triển và nâng cao chất lượng giảng dạy nhằm thực hiện có hiệu quả các phương hướng nhiệm vụ đào tạo được giao, góp phần tích cực trong công tác đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp và Trung cấp nghề. Góp phần giải quyết việc làm cho thanh niên Tỉnh nhà, từng bước khẳng định uy tín và vai trò của nhà trường trong công tác đào tạo.

8. Phương châm của nhà trường:
+ Cung cấp cho người học môi trường học tập tốt nhất, có tính chuyên môn sâu, đảm bảo cho người học có tính vững vàng và thich ứng nhanh với sự phát triển của đất nước trong quá trình hội nhập trên trường Quốc tế.
+ Đào tạo nhân lực có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, có năng lực thích ứng với việc làm trong xã hội.
+ Hãy làm tốt cho học sinh, cho đồng nghiệp, cho nhà trường và cho toàn Xã hội.

9. Mục tiêu của nhà trường:
  Đào tạo người lao động có kiến thức và kỷ năng thực hành nghề nghiệp ở trình độ trung cấp, có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội.

10. Nhiệm vụ của nhà trường: Tổ chức tuyển sinh, lên kế hoạch giảng dạy theo chương trình khung của Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Lao động Thương binh & Xã hội ban hành. Tổ chức Nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, khoa học – kỷ thuật. Tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục của các cơ quan có thẩm quyền. Hiện nay công tác đào tạo đã đi vào nề nếp, học sinh đã chủ động và tích cực tham gia vào quá trình học tập theo kế hoạch đào tạo của Trường. Bước đầu có thể khẳng định rằng Trường Trung cấp Âu Lạc – Huế đã tổ chức triển khai công tác đào tạo đúng với mục tiêu và phương hướng đề ra.

11. Hợp tác quốc tế: Hiện nay nhà trường đã liên kết và hợp tác với các tổ chức quốc tế:
– Hợp tác với Học viện Matrix (Australia) đào tạo, tổ chức thi và cấp chứng chỉ tiếng Anh Quốc tế.
– Hợp tác với Hội đồng Anh (Bristish Council) tổ chức điểm thi và cấp chứng chỉ tiếng Anh Quốc tế IELTS tại trường. – Hợp tác với Trường Đại học ITIN (Cộng hòa Pháp) đào tạo các ngành: Quản trị mạng, Lập trình máy tính, kế toán.
– Hợp tác với Trường Đại học LILLE (Cộng hoà Pháp) về việc cử Giáo viên Quốc tế sang giảng giạy ngoại ngữ tại trường.
– Ngoài ra, nhà trường đã triển khai liên kết và hợp tác với các trường Đại học trên cả nước để đào tạo liên thông lên Đại học theo các mã ngành của nhà trường đã đào tạo ở bậc Trung cấp chuyên nghiệp.
Mục tiêu và định hướng đến năm 2020, trường vẫn duy trì đào tạo các ngành hiện có và sẽ tiếp tục xây dựng chương trình đào tạo các ngành nghề mới phù hợp với nhu cầu thị trường cũng như đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của các Công ty, Xí nghiệp đóng trên địa bàn Tỉnh TT Huế và các địa phương các tỉnh miền Trung.

Trường sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng và trang cấp thêm một số phòng thực hành phục vụ cho ngành Du lịch, Y Dược, Điện… để cung ứng nguồn nhân lực cho xã hội. Tăng cường tuyến công tác đào tạo ngắn hạn cho các đối tượng quân nhân xuất ngũ , lao động nông thôn … để tạo cơ hội việc làm và tạo dựng cuộc sống cho các học viên sau khi tốt nghiệp.

Trường sẽ tiến hành thành lập trung tâm tư vấn giới thiệu việc làm nhằm định hướng nghề nghiệp cho học sinh và hợp đồng liên kết với các doanh nghiệp để tạo việc làm cho học sinh sau khi tốt nghiệp. Chuyển mạnh từ việc dạy nghề dựa trên năng lực sẵn có của trường sang việc dạy nghề theo nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội, gắn dạy nghề với việc phát triển kinh tế xã hội của cả nước.
Mục tiêu và định hướng đến năm 2020, trường vẫn duy trì đào tạo các ngành hiện có và sẽ tiếp tục xây dựng chương trình đào tạo các ngành nghề mới phù hợp với nhu cầu thị trường cũng như đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của các Công ty, Xí nghiệp đóng trên địa bàn Tỉnh TT Huế và các địa phương các tỉnh miền Trung.

 Một số thông tin Trường cần ghi nhớ:
– Tên chính thức: Trường Trung cấp Âu Lạc  Huế
– Tên Viết tắt tiếng Anh: AuLac Vocational Training college
– Địa chỉ: 146 – 150 An Dương Vương, phường An Cựu, Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
– Mã trường: 3301
– Điện thoại: 0234.3822105 – 3819377 – 3819496 | Fax: 0234.3819496
– Email: ttcaulac@gmail.com
– Website: www.aulachue.edu.vn
– Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế, Sở Lao động Thương binh và xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế.